Khu du lịch Sóc Xiêm thuộc xã Tân Hưng, cách Thành phố Hồ Chí Minh 120 km, là một trong những khu du lịch sinh thái hấp dẫn và thú vị. Hồ Sóc Xiêm thơ mộng nằm giữa thung lũng xanh yên ả, một bên là đồn điền cao su xanh bạt ngàn, một bên là khu dân cư chất phát. Đến đây, du khách sẽ được câu cá bên hồ nước hay thả mình trên thảm lá, lắng nghe tiếng gió lao xao đùa cợt trên mặt nước.
Nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước, hồ Sóc Xiêm có bề mặt rộng 30 ha, có nơi sâu tới 14m là một cảnh đẹp nguyên sinh thơ mộng. Hơn thế, các loại cá nơi đây là nguồn thủy sản của người dân sống quanh hồ. Hồ Sóc Xiêm là một tài sản quý giá thiên nhiên ban tặng cho miền Đông Nam Bộ.
Hồ Sóc Xiêm là một cảnh đẹp nằm trong vùng rừng đất đỏ Trà Thanh (huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước), nơi còn một ít rừng nguyên sinh, rừng cao-su cũ và cao-su mới trồng sau ngày chiến tranh kết thúc. Sóc Xiêm trước đây là sóc của người Stiêng nay đã lập làng nơi khác. Sóc Xiêm thu hút khách phương xa nhờ hồ nước mênh mông, gió thổi lao xao cành lá... và cá ở hồ nhiều cả số lượng lẫn chủng loại. Với bề mặt rộng 30 ha, có nơi sâu tới 14m, ven hồ rêu xanh dày kín, nước trong, phong cảnh hữu tình... Sóc Xiêm như một đóa hoa rừng tươi sắc.
Hồ Sóc Xiêm nguyên là một thung lũng với con suối nhỏ chảy qua không bao giờ cạn. Năm 1981, ông Tư Nguyện, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Cao-su Việt Nam, lập một đội sản xuất ở đây rồi cho cơ giới đào xới, đắp bờ thành một hồ nước lớn, lấy nước tưới cho 116 ha cà-phê. Dần dần nước dâng thành hồ. Nước mưa đọng lại, nước suối nguồn và có cả nước mạch phun lên.
Ông chủ người Pháp của đồn điền Plantation năm 1989 trở lại đây, ngủ một đêm ở nông trường Trà Thanh, có nhận xét hồ Sóc Xiêm là một nơi rất mát, cảnh vật thơ mộng có thể trở thành một nơi cho khách du lịch đến tham quan. Nhận xét của ông trùng với ý tưởng biến Sóc Xiêm thành một điểm du lịch của miền Đông Nam Bộ.
Hồ Sóc Xiêm được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ núi rừng, với tre gai dày kín bờ hồ và chỉ xây dựng thêm đập tràn giữ nước trong hồ, làm nhà sàn, cầu gỗ bắt ra bờ hồ cho khách hóng gió và nhìn ngắm cảnh mây in bóng nước. Nước hồ ngày càng nhiều hơn do nguồn nước từ nhiều mạch nước ngầm tuôn ra. Năm 1989, anh Hai Tác về đây phụ trách lòng hồ cho biết, có đêm trăng sáng, anh cùng mấy anh em chèo xuồng vòng quanh hồ. Có người vạch lớp rong dày cả tấc tìm ra được mạch nước rất trong, miệng mạch bằng cái thùng phuy, nước chảy phun lên xoáy rất mạnh. Đó là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho hồ Sóc Xiêm từ trước tới nay.
Cá trong hồ thì đủ các loại. Con nào con nấy bự tảng thần - Anh Hai Tác nói - Cá rô biển, lìm kìm, lóc, lòng tong đá... nhiều lắm.
Dân cư ngụ quanh hồ sống nhờ nguồn thủy sản quan trọng này. Đêm trước có mưa, sáng hôm sau quanh bờ hồ người dân đua nhau quăng lưới. Người có ghe thì ra xa, người không ghe thì quăng chài dọc bờ hồ. Lưới kéo lên cá nhảy ánh bạc cùng nắng sớm. Cá lòng tong ở hồ Sóc Xiêm dài cả tấc.
Mùa nắng, hồ Sóc Xiêm không cạn nước. Mùa mưa, nước từ đồi dốc cao hòa cùng đất đỏ chảy xuống tuôn vào hồ nên nhiều năm nay đáy hồ lắng đọng nhiều đất đỏ. Do mức độ lắng lọc nhanh nên nước trong hồ vẫn trong vắt.
Bên cạnh một cảnh đẹp nguyên sinh là nguồn thực phẩm to lớn và nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, hồ Sóc Xiêm đúng là một tài sản do thiên nhiên tặng cho con người.
Đến hồ Sóc Xiêm, du khách có thể tham dự các cuộc tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người Xtiêng và nhiều di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Du khách có dịp nghỉ đêm trong các ngôi nhà Rông truyền thống kiểu nhà Rông Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi hay thưởng thức các món đặc sản địa phương rất mới lạ. Bên cạnh hồ Sóc Xiêm quanh năm mát mẻ là Thác số 4 (thuộc huyện Bình Long ), một khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn cũng đang chờ đón các du khách.
Hồ Sóc Xiêm được giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ núi rừng, với tre gai dày kín bờ hồ và chỉ xây dựng thêm đập tràn giữ nước trong hồ, làm nhà sàn, cầu gỗ bắt ra bờ hồ cho khách hóng gió và nhìn ngắm cảnh mây in bóng nước. Nước hồ ngày càng nhiều hơn do nguồn nước từ nhiều mạch nước ngầm tuôn ra. Năm 1989, anh Hai Tác về đây phụ trách lòng hồ cho biết, có đêm trăng sáng, anh cùng mấy anh em chèo xuồng vòng quanh hồ. Có người vạch lớp rong dày cả tấc tìm ra được mạch nước rất trong, miệng mạch bằng cái thùng phuy, nước chảy phun lên xoáy rất mạnh. Đó là một trong những nguồn cung cấp nước chính cho hồ Sóc Xiêm từ trước tới nay.
Cá trong hồ thì đủ các loại. Con nào con nấy bự tảng thần - Anh Hai Tác nói - Cá rô biển, lìm kìm, lóc, lòng tong đá... nhiều lắm.
Dân cư ngụ quanh hồ sống nhờ nguồn thủy sản quan trọng này. Đêm trước có mưa, sáng hôm sau quanh bờ hồ người dân đua nhau quăng lưới. Người có ghe thì ra xa, người không ghe thì quăng chài dọc bờ hồ. Lưới kéo lên cá nhảy ánh bạc cùng nắng sớm. Cá lòng tong ở hồ Sóc Xiêm dài cả tấc.
Mùa nắng, hồ Sóc Xiêm không cạn nước. Mùa mưa, nước từ đồi dốc cao hòa cùng đất đỏ chảy xuống tuôn vào hồ nên nhiều năm nay đáy hồ lắng đọng nhiều đất đỏ. Do mức độ lắng lọc nhanh nên nước trong hồ vẫn trong vắt.
Bên cạnh một cảnh đẹp nguyên sinh là nguồn thực phẩm to lớn và nguồn nước phục vụ sản xuất công nghiệp, hồ Sóc Xiêm đúng là một tài sản do thiên nhiên tặng cho con người.
Đến hồ Sóc Xiêm, du khách có thể tham dự các cuộc tham quan, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán của người Xtiêng và nhiều di tích lịch sử trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Du khách có dịp nghỉ đêm trong các ngôi nhà Rông truyền thống kiểu nhà Rông Tây Nguyên với đầy đủ tiện nghi hay thưởng thức các món đặc sản địa phương rất mới lạ. Bên cạnh hồ Sóc Xiêm quanh năm mát mẻ là Thác số 4 (thuộc huyện Bình Long ), một khu vui chơi giải trí rất hấp dẫn cũng đang chờ đón các du khách.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét