Đi khi nào?
TPHCM có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa, mùa mưa bắt đầu từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 11. Nhưng nhìn chung bạn có thể đến TPHCM bất cứ tháng nào trong năm và đừng đi du lịch tại TPHCM vào những ngày tết nguyên đán. Khi tết nguyên đán mọi người thường về quê hương ăn tế với gia đình.
Đường hoa Nguyễn Huệ được tổ chức vào dịp Tết hàng năm
Vào các mùa lễ hội hoạt động mua sắm và vui chơi tại TPHCM diễn ra vô cùng sôi nỗi trên khắp các ngả đường. Vào mùa Noel các con đường tràn ngập ánh đèn, xe cộ tấp nập và các hoạt động vui chơi giải trí diển ra gần tàn đêm, bạn có thể đến TPHCM vào những ngày này để tận hưởng cái không khí se se lạnh nhưng ấm áp tại TPHCM.
Đừng lo ngại sự ồn ào của TPHCM bạn đến đây bất cứ ngày nào trong năm củng có các khu du lịch sinh thái, khu nghĩ dưỡng… cho bạn thư giãn.
Đi đâu, chơi gì?
Để chuyến du lịch đến thành phố Hồ Chí Minh trọn vẹn, có những điểm tham quan tiêu biểu mà bạn không thể bỏ qua.
Với hệ thống 11 bảo tàng, thành phố Hồ Chí Minh là nơi có số bảo tàng nhiều nhất so với các tỉnh, thành trong cả nước. Nội dung trưng bày của các bảo tàng khá phong phú, và không chỉ về lịch sử và văn hóa địa phương, mà của cả Nam bộ, quốc gia và khu vực Đông Nam Á, cung cấp nhiều kiến thức lý thú.
Trên 1.000 ngôi chùa, đình, đền và miếu được xây dựng qua nhiều thời kỳ cũng là những tài sản quý về văn hóa, kiến trúc và nghệ thuật. Bạn sẽ tìm thấy những chùa Phật giáo Nam bộ tiêu biểu, những ngôi đình xưa gắn liền với lịch sử khẩn hoang mở đất. Bên cạnh đó là những chùa "cách tân" lớn nhất và đẹp nhất trong cả nước, kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong cách hiện đại với kiến trúc chùa cổ truyền. Thành phố có đến nửa triệu người Hoa sống tập trung nên số chùa Hoa cũng nhiều nhất so trong nước, kiến trúc đa dạng và phong phú, nhiều chùa đã được công nhận di tích lịch sử - văn hóa của thành phố và quốc gia.
Người Pháp đã để lại nhiều công trình đẹp và đa dạng. Có thể nói hiếm có đô thị nào ở Đông Nam Á lại có nhiều dạng kiến trúc, nhiều trường phái, phong cách nghệ thuật phương Tây như Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh. Điển hình như trụ sở Ủy ban Nhân dân Thành phố theo phong cách Đệ Tam Cộng hòa Pháp, Ngân hàng Nhà nước chịu ảnh hưởng trào lưu Tân Nghệ thuật, Nhà Thiếu nhi với phong cách Tân Cổ điển, Nhà Rồng phong cách Đông Dương, Bưu điện với trường phái Chiết Trung, nhà thờ Đức Bà với nghệ thuật Rôman, nhà thờ Huyện Sĩ theo Tân Gôtic…
Mảng kiến trúc đương đại, đang bùng nổ, trăm màu trăm vẻ, tạo cho thành phố một diện mạo vui mắt, trong đó có một số tòa nhà đẹp, có giá trị thẩm mỹ cao.
Nhưng điểm du lịch độc đáo nhất của thành phố vẫn là Địa đạo Củ Chi, một công trình độc đáo trong lịch sử quân sự thế giới, biểu tượng của ý chí sắt đá và thông minh mưu trí của quân dân thành phố trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Lẫy lừng không kém là rừng ngập mặn Cần Giờ với những trận chiến phá tàu giặc trên cửa sông Sài Gòn, nay là một điểm du lịch sinh thái tuyệt vời với những cánh rừng đước xanh vô tận.
Bảo tàng
Hệ thống bảo tàng của thành phố Hồ Chí Minh gồm 11 bảo tàng cùng nhiều nhà lưu niệm, nhà truyền thống, phòng truyền thống ở các quận, huyện.
Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là bảo tàng lớn nhất, và cũng là bảo tàng đầu tiên của thành phố, ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Nhờ không ngừng sưu tầm và bảo quản được hiện vật qua các thời kỳ, nên Bảo tàng Lịch sử đã có một bộ sưu tập phong phú gần 30.000 hiện vật giá trị.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, nơi giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chủ tịch, thu hút nhiều khách nội địa nhất. Trong khi đó, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh trưng bày về tội ác dã man của quân xâm lược Mỹ đối với nhân dân Việt Nam, là địa chỉ không thể thiếu trong chương trình tham quan của du khách nước ngoài.
- Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM: số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
- Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: số 65 Lý Tự Trọng, quận 1
- Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh: số 28 Võ Văn Tần, quận 3
- Bảo tàng Hồ Chí Minh – TP.HCM: số 1 Nguyễn Tất Thành, quận 4
- Bảo tàng Tôn Đức Thắng: số 5 Tôn Đức Thắng, quận 1
- Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh: số 2 Lê Duẩn, quận 1
- Bảo tàng Phụ nữ Nam Bộ: số 202 Võ Thị Sáu, quận 3
- Bảo tàng Lực lượng Vũ trang miền Đông Nam Bộ: số 247 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình
- Bảo tàng Mỹ thuật – TP.HCM: số 97A Phó Đức Chính, quận 1
Chùa chiền
Có những ngôi chùa tiêu biểu của phong cách kiến trúc chùa Phật giáo cổ truyền ở Nam bộ với khung cảnh thanh nhàn, nội thất u nhã, và hàng chục pho tượng thờ, cột, bao lam gỗ chạm trổ tinh vi. Lại có những chùa xây dựng theo phong cách hiện đại nhưng lấy cảm hứng từ kiến trúc truyền thống với nội thất cao rộng và sáng sủa, bài trí đơn giản, tôn nghiêm, kết cấu bêtông cốt thép nhưng vẫn giữ dáng dấp cổ truyền.
Bên cạnh đó là hàng trăm ngôi đình thờ Thành Hoàng gắn liền với lịch sử khai hoang mở đất. Hàng năm các đình tổ chức lễ kỳ yên vào mùa xuân, với các nghi thức tế lễ và ca múa cúng thần long trọng. Đền thờ các vị anh hùng dân tộc như đền Hùng Vương, đền Trần Hưng Đạo, Lăng Ông… không chỉ là những công trình kiến trúc đẹp mà còn là nơi tấp nập bá tánh đi lễ cầu phước lộc an khang.
Trên 30 chùa Hoa, thực chất là miếu, gắn liền với lịch sử định cư của Sài Gòn – Chợ Lớn xưa kia. Kiến trúc chùa Hoa với màu sắc rực rỡ, nhiều tác phẩm điêu khắc, hội họa sinh động, thư pháp rồng bay phượng múa, mỗi chùa một sắc thái riêng theo phong tục tập quán của năm nhóm ngôn ngữ Quảng Đông, Phước Kiến, Triều Châu, Hải Nam và Hẹ.
Chùa Phật giáo xưa:
Chùa Giác Lâm
118 Lạc Long Quân, quận Tân Bình
Chùa Giác Viên
161/85/20 Lạc Long Quân, quận 11
Chùa Phụng Sơn
1408 Ba Tháng Hai, quận 11
Chùa Phật giáo mới:
Chùa Vĩnh Nghiêm
339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 3
Chùa Xá Lợi
89 Bà Huyện Thanh Quan, quận 3
Nam Thiên Nhất Trụ
511 Nguyễn Văn Bi, quận Thủ Đức
Đình:
Đình Phong Phú
Ấp Phong Phú, phường Tăng Nhơn Phú, quận 9
Đình Phú Nhuận
18 Mai Văn Ngọc, quận Phú Nhuận
Đền:
Đền Hùng Vương
2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
Đền Trần Hưng Đạo
36 Võ Thị Sáu, quận 1
Lăng Ông Lê Văn Duyệt
1bis Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh
Chùa Hoa:
Chùa Ngọc Hoàng
73 Mai Thị Lựu, quận 1
Chùa Bà Thiên Hậu
710 Nguyễn Trải, quận 5
Nhị Phủ Miếu
264 Hải Thượng Lãn Ông, quận 5
Nhà thờ
Các nhà thờ ở Sài Gòn chủ yếu xây dựng vào nửa sau thế kỷ 19. Nhìn chung, kiểu cách kiến trúc theo lối Pháp của giai đoạn này vừa kết hợp phong cách Rôman, Gôtic quen thuộc thời Trung cổ châu Âu. Có công trình xây dựng nhằm mục đích làm chỗ dựa tinh thần cho chính quyền thực dân Pháp, có nơi là công trình tôn giáo đáp ứng nhu cầu tâm linh của tín đồ bản xứ.
Nhà thờ có quy mô lớn nhất thành phố là nhà thờ Đức Bà xây dựng xong vào năm 1880, còn gọi là nhà thờ Nhà nước vì do chính quyền thuộc địa Pháp bỏ tiền ra xây dựng, là nơi diễn ra các cuộc lễ lạc chính thức, sau này mới chuyển về cho giáo phận Sài Gòn quản lý. Vào thời đó, nhà thờ Đức Bà được xem là lớn nhất trong các thuộc địa Pháp. Ngôi nhà thờ xây bằng gạch ngói Marseille, kính màu và khung sườn thép mang từ Pháp sang kết hợp với đá xanh Biên Hòa. Các ô cửa cuốn tròn kiểu Rôman cùng cung vòm gãy kiểu Gôtic gợi nhớ dạng thánh đường lớn ở Pari, Chartres, Reim.
Nhà thờ Tân Định nhỏ hơn, dành cho họ đạo người Việt, tiêu biểu của sự pha trộn nhiều phong cách khác nhau của kiến trúc nhà thờ Pháp do được xây dựng và nới rộng trong nhiều đợt. Nhà thờ Huyện Sĩ theo nguyên mẫu nhà thờ nhỏ ở Pháp. Nhà thờ Cha Tam ở Chợ Lớn cũng thế, nhưng bên trong lại trang trí hoành phi liễn đối như đền miếu người Hoa.
Kiểu nhà thờ xây dựng vào thời kỳ sau này đã có nhiều nỗ lực đi tìm phong cách bản địa hơn. Điển hình là nhà thờ Vườn Xoài dung hòa được tính cách hiện đại và nét cổ Việt, với cửa tam quan, mái phủ lớn.
Nhà thờ Đức Bà
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Nhà thờ Tân Định
289 Hai Bà Trưng, quận 3
Nhà thờ Huyện Sĩ
1 Tôn Thất Tùng, quận 1
Nhà thờ Cha Tam
25 Học Lạc, quận 5
Nhà thờ Chợ Quán
120 Trần Bình Trọng, quận 5
Nhà thờ Vườn Xoài
413 Lê Văn Sỹ, quận 3 Bảo tàng Lịch sử Việt Nam – TP.HCM
2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1
Các kiến trúc khác
Kiến trúc thời Pháp để lại nhiều công thự đẹp, hài hòa với cảnh quan, trở thành một nét thanh lịch riêng của thành phố.
Các công thự này rất đa dạng, gồm từ trụ sở các cơ quan hành chính của thành phố cho đến các bảo tàng, nhà hát, trường học,… thuộc khá nhiều trường phái và phong cách nghệ thuật khác nhau. Không ít những chi tiết của nghệ thuật Việt, Chăm, Khmer đã được đưa vào trang trí. Đặc biệt có những công trình kết hợp hài hòa kiến trúc phương Tây với những yếu tố bản địa thành một phong cách riêng gọi là kiến trúc Đông Dương, điển hình như Nhà Rồng, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam hay trường Lê Hồng Phong.
Kiến trúc Sài Gòn trước năm 1975 cũng để lại một số công trình giá trị, trong đó nổi bật trào lưu kiến trúc "nhiệt đới" nghĩa là chú ý đến yếu tố khí hậu nhiệt đới, cùng khuynh hướng nỗ lực thể hiện văn hóa nghệ thuật dân tộc trong kiến trúc đương đại. Những công trình nổi tiếng có Hội trường Thống Nhất, Thư viện Khoa học Tổng hợp, Ngân hàng Thương Tín, Viện Trao đổi Văn hóa Pháp IDECAF, một số chùa Phật giáo,…
Thời mở cửa, kiến trúc Sài Gòn bùng nổ. Công trình mới đa dạng, từ những tòa nhà cao tầng đến biệt thự, nhà phố theo công nghệ mới và nhiều ý tưởng mới. Cao ốc hàng chục tầng được xây dựng khá nhiều, trong đó, cao nhất là tòa nhà Trung tâm Thương mại Sài Gòn, 33 tầng, cao 128m. Một số công trình đẹp, được đánh giá có tính nghệ thuật cao.
Kiến trúc thời Pháp:
Trụ sở UBND Thành phố
86 Lê Thánh Tôn, quận 1
Nhà hát Thành phố
7 Công Trường Lam Sơn, quận 1
Bưu điện Thành phố
Công xã Paris, Đồng Khởi, quận 1
Kiến trúc trước 1975:
Hội trường Thống Nhất
106 Nguyễn Du, quận 1
Dinh Thống Nhất nhìn từ trong ra
Dinh Thống Nhất nhìn từ trong ra
Dinh Thống Nhất nhìn từ ngoài vào
Dinh Thống Nhất nhìn từ ngoài vào
Thư viện Khoa học Tổng hợp
67 Lý Tự Trọng, quận 1
Kiến trúc mới:
Cao ốc The Metropolitan
61 Nguyễn Du, quận 1
Trung tâm Thương mại Sài Gòn
37 Lê Duẩn, quận 1
Điểm du ngoạn
Một chuyến du ngoạn trên sông không chỉ để ngắm cảnh, đón gió mát mà còn để có cái nhìn bao quát về quá trình phát triển của vùng đất này: Từ những vạt dừa nước trên vùng đất bồi chuyển sang những cao ốc đẹp của thời kỳ đổi mới; từ những bến ghe chất đầy nông sản miền Tây đến cảng Sài Gòn lớn nhất Việt Nam đón tàu biển khắp thế giới; từ bến Nhà Rồng là nơi Bác ra đi tìm đường cứu nước sang bến Bạch Đằng cho tàu du lịch trên sông…
Trên địa đầu tây bắc của thành phố là Địa đạo Củ Chi, căn cứ cách mạng với hệ thống đường hầm như mạng nhện trong lòng đất, nổi danh cả trên thế giới. Quần thể địa đạo và Đền Tưởng niệm Bến Dược bên sông Sài Gòn nay là một di tích lịch sử - văn hóa với phong cảnh hữu tình, dòng sông thanh bình, vườn cây sum suê và đồng lúa xanh bát ngát.
Rừng ngập mặn Cần Giờ án ngữ cửa sông Sài Gòn, nguyên là căn cứ của lực lượng đặc công với những trận diệt tàu giặc lẫy lừng, đã trơ trụi vì bom đạn và chất độc màu da cam. Nay những cánh rừng đước mênh mông đã được hồi sinh, trở thành Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới, một điểm du lịch sinh thái hấp dẫn.
Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về một điểm sinh thái khác cách không xa trung tâm thành phố là vườn cò Thủ Đức, trong một vùng quê sông nước êm ả, thanh bình, nơi "đất lành chim đậu".
Trong lòng địa đạo Củ Chi
Địa đạo Củ Chi
Ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi
Rừng ngập mặn Cần Giờ
Xã Lý Nhơn và Long Hòa, huyện Cần Giờ
Vườn cò Thủ Đức
124/31, khu phố Gò Công, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9